Bí mật của nghề môi giới bất động sản

Thị trường kinh doanh bất động sản đang trở thành xu thế, nhiều người chuyển hướng sang kinh doanh đất vàng. Thời gian gần đây, thị trường bất động sản cũng đang là vùng đất “vàng”, được nhiều chủ đầu tư săn đón. Các nhân viên môi giới ra sức cạnh tranh, thu hút sự quan tâm của khách hàng, điều này làm cho giá bất động sản Đắk Lắk cũng tăng đột biến.

Nghề môi giới bất động sản là nghề gì?

Môi giới BĐS là làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê-mua bất động sản, theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định.

Nhân viên môi giới BĐS là công việc không thể thiếu trong việc kinh doanh bất động sản. Bởi họ là người kết nối giữa bên mua và bên bán, giúp các giao dịch mua bán diễn ra thành công.

Danh sách nhà chính chủ đang bán

Bảng giá xem tin nhà đất chính chủ

Môi giới bất động sản có cần chứng chỉ hành nghề?

Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định về thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2014; và phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014;
  • Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập (không phải thành lập doanh nghiệp) nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại có khá nhiều công ty, cá nhân môi giới BĐS nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề.

Những điểm khác biệt giữa môi giới BĐS và cò đất

Sau khi đã hiểu môi giới BĐS là gì và những quy định bạn cần có, bạn cần phân biệt được môi giới bất động sản khác cò đất ở điểm nào?

Giống nhau: đều là cá nhân hoặc đơn vị trung gian kết nối người mua và người bán, giúp giao dịch diễn ra thành công.

Khác nhau:

Môi giới bất động sản Cò đất
Chứng chỉ hành nghề Bắt buộc theo quy định Không cần
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng Được đào tạo cơ bản về thủ tục pháp lý, cách tư vấn, và các thông tin liên quan tới bất động sản Chủ yếu là từ kinh nghiệm cá nhân, kiếm thức thu nhặt được không đầy đủ
Trách nhiệm Các môi giới bất động sản thường xác định làm nghề lâu dài, được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề nên trách nhiệm và cam kết chắc chắn cao hơn cò đất nhiều. Tự phát, không ổn định, không lâu dài nên thường trách nhiệm sau bán hàng không cao
Các dịch vụ đi kèm Ngoài công việc kết nối 2 bên, môi giới bds cần tư vấn khác cho khách hàng như tư vấn vay ngân hàng, pháp lý dự án, định giá bds, tư vấn đầu tư, quản lý bất động sản chuyên nghiệp,… Các dịch vụ theo kinh nghiệm bản thân và không hoàn chỉnh

Nhân viên môi giới BĐS là làm gì?

Các công việc của một nhân viên môi giới BĐS thông thường bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng phù hợp với bất động sản từ các kênh bán hàng như sales phone, mối quan hệ cá nhân, phát tờ rơi, quảng cáo facebook, google ads, seo website,…
  • Cung cấp, tư vấn các thông tin về bất động sản bao gồm pháp lý, vị trí, giá bán, chủ đầu tư, phương thức thanh toán,….
  • Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến mua bán bất động sản

Các loại hình môi giới bất động sản

  • Công ty môi giới
  • Môi giới cá nhân làm trong các công ty dịch vụ môi giới
  • Môi giới tự do

Các dịch vụ môi giới bất động sản

  • Dịch vụ đại lý BĐS
  • Đánh giá, định giá BĐS
  • Môi giới BĐS
  • Quản lý BĐS
  • Cho thuê BĐS

Đặc điểm nghề môi giới BĐS

Lương cơ bản thấp nhưng hoa hồng cao

Lương cơ bản của môi giới BĐS trong các công ty thông thường chỉ từ 3-5tr hoặc không có lương cơ bản. Ngược lại, phí môi giới từ một giao dịch thành công tương đối cao. Ví dụ bán 1 căn biệt thự trị giá 10 tỷ thì phí hoa hồng có thể nhận được từ 100-200 triệu. Mức thu nhập từ 1 giao dịch có thể bằng lương 1 năm của một nhân viên văn phòng bình thường.

Thời gian làm việc linh động, không gò bó

Thay vì ngồi 8 tiếng ở văn phòng thì môi giới BĐS dành nhiều thời gian ở bên ngoài đi gặp khách hàng, trực dự án, đi khảo sát thị trường,… Vài công ty cho phép nhân viên không phải có mặt ở văn phòng thường xuyên.

Với mức lương 3-5 tr/ tháng, nếu không có giao dịch, bạn sẽ rất áp lực liên quan đến các chi phí sinh hoạt hằng tháng. Áp lực cũng đến từ công ty, sếp của bạn khi họ thúc giục bạn phải có giao dịch. Nhiều công ty cũng sẵn sàng sa thải nhân viên nếu bạn không có giao dịch trong 2-3 tháng.

Khó khăn của nghề môi giới BĐS

  • Các kênh triển khai bán hàng
  • Hoa hồng cao nhưng lương khá thấp, trung bình 3-5 triệu. Sales bất động sản không bán được hàng đồng nghĩa với nỗi lo cơm áo, gạo tiển hàng tháng.
  • Chốt sales. Có nhiều khách hàng nhưng tỷ lệ giao dịch thành công thấp, bị rớt khách hàng nhiều.