Khi có tranh chấp đất đai thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người sử dụng đất thắc mắc. Việc biết được thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ giúp cho người sử dụng đất có tranh chấp đến đúng nơi để giải quyết, rút ngắn thời gian giải quyết, tránh trường hợp bị đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định khái niệm tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Như vậy, ta có thể hiểu tranh chấp đất đai là tranh chấp dân sự giữa những người sử dụng đất, mà không phải giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: UBND các cấp và Tòa án nhân dân các cấp. Tùy theo từng trường hợp sau đây thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lại không giống nhau.
Các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải có quy định thẩm quyền giải quyết không?
Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất tiến hành hòa giải tại cơ sở nghĩa là các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau. Trường hợp này không có quy định về thẩm quyền, bởi bản chất của cách giải quyết này là dựa trên thỏa thuận của các bên từ đó hóa giải tranh chấp, các bên đi đến ý kiến thống nhất mà không cần đến sự tham gia của cơ quan nhà nước.
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai liên quan đến ai là người có quyền sử dụng đất.
Đối với tranh chấp đất đai ai là người có quyền sử dụng đất là tranh chấp bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã trước khi gửi đơn giải quyết đến những cơ quan khác có thẩm quyền. (Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP). Các bên có tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất. UBND cấp xã tiến hành xác minh và tổ chức giải quyết tranh chấp. Như vậy, chỉ có UBND cấp xã nơi có đất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.
Trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành công thì tùy theo từng trường hợp mà hướng dẫn người sử dụng đất nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới UBND cấp có thẩm quyền. Như vậy, UBND cấp xã nơi có đất có thẩm quyền hòa giải tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không bắt buộc phải hòa giải hoặc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đã hòa giải nhưng không thành
Tranh chấp không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP bao gồm tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…
Với những tranh chấp không bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã hoặc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đã qua hòa giải mà không thành thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào việc người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Cụ thể, theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tùy thuộc vào chủ thể và các điều kiện về giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết được quy định khác nhau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp đất đai giữa: Hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư tranh chấp mà không có Giấy chứng nhận QSD đất; không có một trong các giấy tờ chứng mình quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp sau:
- Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận QSD đất; không có một trong các giấy tờ chứng mình quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
- Những tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết nhưng vẫn còn đơn khiếu nại của một trong các bân tranh chấp.
+ Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
Tòa án nhân dân tại nơi có đất có thẩm quyền giải quyết bao gồm các trường hợp có hoặc không có Giấy chứng nhận, các giấy tờ chứng mình quyền sử dụng đất tại Điều 100 Luật đất đai; trường hợp người sử dụng đất không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND cấp huyện, cáp tỉnh. Thẩm quyền theo cấp của Tòa án nhân dân khi giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất hoặc tranh chấp đất đai mà có một bên là cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện cơ quan hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan hành chính cấp tỉnh.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những trang web mua bán nhà đất uy tín nhất hiện nay
Mua bán nhà đất, đất nền, thuê căn hộ….đều liên quan đến “ngành hái ra...
Th4
Cách thức để xác định nhà đất có tranh chấp hay không?
Trước khi đưa ra quyết định mua nhà, người mua cần phải cân nhắc đến...
Th4
Hướng dẫn cách tìm chủ nhà đất muốn bán ở đâu?
Ai cũng muốn mua tận gốc bán tận ngọn. Với người môi giới (MG) cũng...
Th4
9 cách tìm kiếm khách hàng mua bán nhà đất chuyên nghiệp
Tìm kiếm khách hàng BĐS là một nghệ thuật trêu đùa cảm xúc. Đó cũng...
Th4
Bí mật nghề môi giới bất động sản
Thị trường kinh doanh bất động sản đang trở thành xu thế, nhiều người chuyển...
Th4
Big data nguồn nhà chính chủ tại Hà Nội
Nguonnhachinhchu.com là website chuyên cung cấp nguồn nhà chính chủ, thông tin bán nhà đất...
Th4